Kinh Nguyệt Là Gì? Kinh Nguyệt Không Đều Và Những Điều Cần Biết

Bạn có biết kinh nguyệt thế nào là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào gọi là bình thường? Khi có kinh nguyệt thì bạn nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng tham khảo bài viết này để hiểu hơn về kinh nguyệt của chị em phụ nữ nhé.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của tất cả các chị em phụ nữ từ khi bước vào tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Đây là dấu hiệu cho khả năng sinh sản của nữ giới.

Kinh nguyệt được cho là bình thường khi được lặp đi lặp lại hàng tháng với chu kỳ giao động từ 28 cho đến 32 ngày, tùy theo cơ địa của mỗi chị em. Tuy nhiên có một số chị em phụ nữ có vòng kinh ngắn từ 21 ngày trở lên hoặc dài không quá 35 ngày thì vẫn được xem là bình thường và bạn vẫn có thể an tâm nhé.

chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Trong một chu kỳ sẽ diễn ra các hoạt động như: hành kinh – phát triển các nang trứng – làm dày các nội mạc của tử cung – thời kỳ rụng trứng – thoái hóa nội mạc trứng khi trứng không được thụ thai.

Cơ chế kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có giai đoạn rụng trứng và khi trứng không được thụ tinh thì các nội mạc của tử cung sẽ không làm tổ, mà bong tróc và trôi ra ngoài. Hiện tượng ra máu kinh chính là những nội mạc, tế bào tử cung được tống ra ngoài tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và chảy ra ngoài.

>> Kinh nguyệt là hiện tượng nội mạc tử cung bong tróc khi trứng chưa được thụ tinh

Kinh nguyệt diễn ra bao lâu?

Sau những ngày hành kinh hay còn gọi là rụng dâu thì lại bắt đầu một chu kỳ mới, cứ như vậy mỗi tháng chu kỳ sẽ diễn ra liên tục và tuần tự. Chu kỳ kinh sẽ được tính từ ngày đầu có kinh được tính là ngày thứ 1 và thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tùy từng cơ địa mà có nhiều chị em chỉ có 3 đến 5 ngày. Một chu kỳ thông thường sẽ khoảng 28 ngày được chia làm 2 pha, 14 ngày đầu và 14 ngày cuối, những ngày ở giữa là những ngày rụng trứng có khả năng thụ thai cao.

chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trong bao lâu
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trong bao lâu

Kinh nguyệt ko đều là gì?

Kinh nguyệt ko đều có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của bạn không diễn ra theo một trình tự hay một chu kỳ nhất định mà có thể đến sớm hơn hoặc đến trễ hơn, thậm chí là vô kinh ba tháng liên tiếp không có kinh.
Kinh nguyệt không đều thường xuất hiện ở những bạn gái đang trong giai đoạn dậy thì vì lúc này nội tiết tố hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Bạn cũng không cần lo lắng vì vấn đề này chỉ gặp trong 2 đến 3 năm đầu tiên mà thôi.
Đối với những chị em trong độ tuổi sinh sản mà gặp vấn để này thì có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về phụ khoa như: rối loạn nội tiết tố, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung…Lúc này bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Những biểu hiện thường thấy ở chu kỳ kinh nguyệt không đều:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn ít hơn 21 ngày và kéo dài hơn 35 ngày
  • Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày
  • Lượng máu kinh ra trong thời kỳ hành kinh có thể ra quá nhiều hơn bình thường hoặc quá ít
  • Theo dõi máu kinh có màu sắc không bình thường, đen sẫm, nâu hoặc lẫn các cục máu đông.
  • Kinh nguyệt bị ngừng chu kỳ từ 3 đến 6 tháng gọi là vô kinh.

Trễ kinh là gì?

Đây là vấn đề cũng được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bạn đã biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trễ kinh chưa?
Trễ kinh hay còn gọi là chậm kinh, đây là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không bình thường ở phụ nữ. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ không quá 35 ngày, nếu quá thời gian này vẫn chưa có kinh thì được gọi là trễ kinh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh là gì?

nguyên nhân gây trễ kinh là dp đâu
Nguyên nhân gây trễ kinh là do đâu?

Nguyên nhân gây trễ kinh

  • Có thể bạn đang mang thai: Không phải bất kỳ phụ nữ nào trễ kinh cũng đều mang thai, tuy nhiên đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo như chu kỳ thông thường khi không thụ thai và trứng không làm tổ thì các lớp niêm mạc sẽ bong tróc ra gây hiện tượng kinh nguyệt. Vì vậy xuất hiện kinh nguyệt có nghĩa là người phụ nữ không mang thai, ngược lại không có kinh có nghĩa là dấu hiện nhận biết mang thai rõ nhất.
  • Do giảm cân quá mức: Khi chị em giảm cân một cách đột ngột thì cơ thể sẽ rơi vào
    trạng thái hụt nhịp, gây tình trạng chậm kinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt cơ thể sẽ sản sinh ra đủ lượng estrogen để làm dày niêm mạc tử cung, việc giảm cân đột ngột sẽ làm lượng calo, làm cơ thể không sản sinh đủ estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do tăng cân đột ngột: Ngược lại với giảm cân quá mức thì tình trạng tăng cân đột ngột cũng là nguyên nhân gây trễ kinh. Khi cơ thể tăng cân quá nhanh sẽ làm cho estrogen được sản sinh quá nhiều trong thời gian ngắn, làm cho lớp niêm mạc dày quá mức và không ổn định cũng làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do vận động quá sức: Một số chị em tăng cường thể dục thể thao quá mức cũng là nguyên nhân gây trễ kinh. Vì khi cường độ tập luyện cao sẽ làm cho cơ thể không đủ lượng calo cần thiết và sẽ không sản sinh estrogen kịp để duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
  • Do stress: Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm rối loạn quá trình tạo estrogen, làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Khi bạn sử dụng một loại thuốc mới hay thay đổi liều lượng thuốc thì chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Một số loại thuốc sau có thể gây trễ kinh nếu bạn đang sử dụng: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc dùng trong hóa trị…

Khi có kinh nguyệt nên ăn gì?

Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của chị em phụ nữ vì thường kéo theo những triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, đau nhức toàn thân, chóng mặt…Chính vì vậy mà cần phải chú ý tới ăn uống giúp giảm các tình trạng khó chịu.

  • Khi có kinh nguyệt nên uống nhiều nước: Nước luôn là điều cần thiết cho cơ thể, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt nước có tác dụng giảm đau, hạn chế mất nước.
  • Khi có kinh nguyệt nên ăn nhiều trái cây: Bạn cũng nên ăn những loại trái cây giữ nước như dưa hấu, cam, chuối…Dưa hấu là loại trái cây chứa nhiều nước, giúp bổ sung lượng đường tự nhiên, giảm cảm giác mệt mỏi, giảm tình trạng đầy hơi. Trong các thành phần của cam chứa nhiều vitamin D, canxi giúp giảm đau bụng kinh, giúp giãn cơ. Ngoài ra, cam còn giúp điều chỉnh tâm trạng chán nản, lo lắng và hay cáu gắt của chị em khi tới tháng. Chuối cũng là một trong những loại trái cây giúp cải thiện tâm trạng, cải thiện đầy hơi và giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Khi có kinh nguyệt nên ăn nhiều rau xanh: Trong rau xanh có nhiều sắt, giúp bổ sung sắt khi bị thiếu máu do hành kinh. Một số loại rau phù hợp như: bông cải xanh, rau bina… Trong bông cải xanh có chứa nhiều vitamin A, C, B6, E, có nhiều canxi, kali, magie giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt, chống lại cảm giác mệt mỏi gây trầm cảm và có thể làm tâm trạng tốt hơn. Rau bina hay các loại rau có màu xanh đậm sẽ giúp bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể.
ngày đèn đỏ nên ăn gì
Ngày đèn đỏ nên ăn gì?
  • Khi có kinh nguyệt nên uống nước gừng: Gừng có tác dụng làm giảm đau nhức các cơ bắp trong thời kỳ hành kinh, giúp chống viêm, giảm buồn nôn. Bạn có thể sử dụng một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình hình trên, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sẽ gây trào ngược dạ dày, ợ nóng và đau dạ dày.
  • Khi có kinh nguyệt nên cá: Trong cá giàu chất sắt, protein, axit béo, omega 3…giúp cải thiện tâm trạng và trầm cảm. Những loại cá tốt cho giai đoạn kinh nguyệt đó là: cá ngừ, cá hồi, cá mòi…
  • Khi có kinh nguyệt nên ăn chocolate: Đây là món ăn vặt khá tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn kinh nguyệt. Trong chocolate có nhiều sắt, magie giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt và giúp tinh thần của phụ nữ tốt hơn, giảm cáu gắt.
  • Khi có kinh nguyệt nên ăn dầu hạt lanh: Trong dầu hạt lanh có chứa nhiều axit béo,
    omega 3 giúp cải thiện đau bụng kinh, giảm các cơn đau. Ngoài ra dầu hạt lanh còn giúp giảm táo bón.
  • Khi có kinh nguyệt nên ăn sữa chua: Sữa chua là thực phẩm giàu magie, canxi giúp cải thiện các triệu chứng của kinh nguyệt. Ngoài ra sữa chua còn giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong âm đạo, chống lại nhiễm trùng. Trong giai đoạn này âm đạo rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nấm men gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Khi có kinh nguyệt nên kiêng ăn gì?

Mặc dù ngày đèn đỏ bạn có thể ăn uống bình thường vì mọi thực phẩm đều không gây ảnh hưởng tới ngày này. Tuy nhiên nếu bạn muốn tránh hoặc hạn chế tình trạng đau bụng hay các triệu chứng khó chịu, cáu gắt, trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn thì nên tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Không nên sử dụng nhiều muối: Muối là có hàm lượng natri cao dẫn đến tình trạng tích trữ nước gây đầy hơi, khiến bụng càng khó chịu hơn.
  • Không nên sử dụng nhiều đường: Nếu bạn sử dụng nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh. Ngoài ra còn làm cho tâm trạng bị thay đổi, làm tăng cảm giác chán nản, lo lắng, khó chịu trong những “ngày đèn đỏ”.
  • Không nên sử dụng nhiều cà phê: Các chất kích thích trong cà phê sẽ gây đầy hơi, làm cho các cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn đã uống thường xuyên thì cũng không nên cắt bỏ hoàn toàn mà nên dùng 1 ly mỗi ngày.
ngày đèn đỏ không nên ăn gì
Ngày đèn đỏ không nên ăn gì
  • Không sử dụng các đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia…sẽ gây đau đầu, mất nước, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mệt mỏi…Ngoài ra còn làm cho tình trạng tiêu cực nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng thực phẩm cay: Các loại thực phẩm cay sẽ làm khó chịu dạ dày, tăng nguy cơ tiêu chảy, đau dạ dày…
  • Không nên sử dụng thịt đỏ: Trong thành phần của thịt đỏ chứa nhiều prostaglandins, đây là hợp chất được cơ thể tạo ra trong giai đoạn kinh nguyệt giúp nội mạc tử cung co lại, bong tróc và hình thành kinh nguyệt. Khi ăn thịt đỏ thì làm lượng này sẽ tăng cao, khiến cho các cơn co thắt ở bụng xảy ra mạnh hơn, làm đau bụng kinh hơn.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm khó dung nạp: Nếu bạn bị nhạy cảm với loại thực phẩm nào đó thì trong giai đoạn này càng phải hạn chế để giảm tình tràng buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra khi thực phẩm khó dung nạp sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.

Một số điều cần lưu ý

Ngoài việc lưu ý đến vấn đề ăn uống thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp khác để giảm tình trạng đau bụng cũng như cáu gắt, mệt mỏi trong ngày đèn đỏ như:

Bạn có thể tập thể dục với cường độ nhẹ như các bài tập yoga, đi bộ…sẽ giúp cải thiện các cơn đau bụng kinh, giúp giãn cơ.

Khi cơn đau tới bạn cũng có thể chườm nóng bằng túi chườm chuyên dụng hoặc cho nước nóng vào chai sau đó chườm lên bụng và lưng có thể làm dịu các cơn đau.

Bạn cũng có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới và lưng để cải thiện các cơn đau.

Nếu bạn đã sử dụng tất cả các biện pháp trên mà cơn đau vẫn gây khó chịu thì bạn có thể dùng thuốc ibuprofen để hỗ trợ làm giảm các cơn đau.

Tập những bài thể dục nhẹ nhàng cùng giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt Nếu bạn đã dùng mọi biện pháp mà vẫn cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc có các vấn đề về rối loạn chu kỳ kinh thì nên thăm khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Đừng quên tìm hiểu thêm:

>> 9+ Thuốc điều kinh bổ trứng tốt nhất cho phụ nữ buồng trứng đa nang PCOS

Trả lời